KHÁM PHÁ LOÀI MỐI LÀM TỔ
 Mối là loài động vật nhỏ bé nhưng có mức độ gây hại lớn và xuất hiện ở khắp nơi. Chúng sống theo bầy đàn và làm tổ ở những nơi khuất, rất khó phát hiện. Việc hiểu được cách thức loài mối làm tổ như thế nào? Cấu trúc ra sao? thì hãy cùng chúng tôi khám phá cách loài mối làm tổ nhé!
 

Hình ảnh tổ mối thực tế

Hình ảnh tổ mối thực tế

1. Cơ cấu thuộc địa hoàn chỉnh bên trong tổ mối.

 Trong quá trình diệt mối tận gốc, người ta đã khám phá ra cả cấu trúc hoành tráng, được phân chia thành các khu vực với nhiều chức năng khác nhau bên trong tổ mối. Có thể nói đây là một trong những “vương quốc thu nhỏ” đầy đủ tiện nghi phục vụ cho chúng. Một tổ mối hoàn chỉnh bao gồm các khu:
_Hoàng cung: là khối đất mịn, trong có khe rỗng hình thấu kính và có các cửa thông cho mối lính đi lại.
_Vườn nuôi cấy nấm (nguồn thức ăn).
_Vườn nuôi ấu trùng.
_Hệ thống hào giao thông.
_Ống thông khí.
 
 

Hình minh họa mặt cắt ngang tổ mối

Hình ảnh minh họa mặt cắt ngang của một tổ mối

 Đặc biệt toàn bộ vương quốc mối đều nằm dưới lòng đất, chỉ có đường mui đắp bằng đất có thể nhìn thấy ở bên ngoài nên rất khó phát hiện được chính xác tổ mối và phạm vi lãnh địa của chúng.

2. Loài mối làm tổ ra sao?

Tổ mối được hình thành một cách rất khoa học nên việc tìm kiếm và diệt mối tận gốc là không hề dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, người ta đã phát hiện được cách để loài mối xây dựng tổ như sau:

a) Cách thứ nhất:

 Trong tổ mối sẽ bao gồm: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối thợ và mối lính. Nhóm mối cánh chỉ được hình thành vào mùa mưa lũ để không bị diệt vong bởi ngập lụt. Mỗi khi trời chuẩn bị có mưa lớn, mối cánh sẽ bay ra hàng loạt, tìm bạn tình để giao phối. Chúng vừa bay vừa vờn nhau và tìm chỗ có ánh sáng thì bay vào rồi rụng cánh, sau đó tìm những vị trí thích hợp để ẩn náu và bắt đầu sinh sản. Khi mối thợ và mối lính chào đời chúng sẽ lo việc kiếm ăn, xây đắp tổ mới.
 

Ảnh minh họa tổ mối

Hình minh họa tổ mối

b) Cách thứ hai

 Mối thợ và mối lính sẽ cùng ra ngoài tìm một vị trí mới để làm tổ. Chúng đào đất, nhào nặn và đắp một tổ mối nho nhỏ tùy theo năng lực của mình. Sau khi tổ mối mới được hoàn thành chúng sẽ quay về tổ cũ xin trứng và đưa đến tổ mối mới để chăm sóc. Sau khoảng 1 tháng số lượng trứng đó sẽ nở ra các thành viên mới như mối vua, mối thợ,mối lính mới, còn mối vua và mối chúa sẽ ở trong tổ đợi ngày sinh sản. Mối thợ và mối lính có nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây tổ, bảo vệ các thành viên trong tổ. Khi số lượng các thành viên trong tổ tăng dần thì chúng sẽ đắp tổ to hơn.
>>> Tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=gnQci4rvWn4
_______________________________________________________________________________
 Để biết thêm thông tin về công nghệ Termimesh có thể cung cấp cho bạn phương pháp rào cản chống mối an toàn và hiệu quả, hãy liên hệ chúng tôi ngay hôm nay bằng cách gọi đến số điện thoại 0983 651 766 hoặc có thể điền vào mẫu yêu cầu trên.
>>>Tham khảo thêm: Nhận biết về loài mối, Mối xâm nhập công trình xây dựng như thế nào?
 

 

 

 

 
Liên hệ

LƯỚI THÉP KHÔNG GỈ TERMIMESH

Cùng tìm hiểu sự khác biệt, tính năng vượt trội của lưới thép Termimesh

20 “SỰ THẬT KHÓ TIN” VỀ LOÀI MỐI

Cùng Termimesh Vietnam tìm hiểu 20 “sự thật khó tin” về loài mối ngay sau đây.